Câu hỏi thường gặp

I. Ắc quy ô tô

1. Nguyên nhân nào khiến bình ắc quy nhanh hỏng?

Một số nguyên nhân gây ảnh hưởng đến độ bền và tuổi thọ của bình ắc quy như sau:

- Sử dụng xe lâu ngày

- Dòng điện rò khi tắt khóa điện (do lắp các phụ kiện, phụ tải bên ngoài không chính hãng)

- Do điều kiện sử dụng (khởi động nhiều mà nạp ít…)

- Sử dụng quạt, đèn, các thiết bị giải trí trong khi động cơ không chạy

2. Nếu hỏng ắc quy có thể đẩy xe cho nổ được không?

Xe số sàn thì có thể đẩy nổ được, nhưng xe số tự động thì không đẩy nổ được.

3. Vì sao xe tôi mới mua mà ắc quy (bình điện) thường xuyên bị hết nước?

Việc ắc quy (bình điện) thường xuyên bị hết nước có thể do nguyên nhân xe được sử dụng trong quãng đường ngắn, người lái thực hiện thao tác đề nổ máy nhiều dẫn đến ắc quy không sạc kịp, đề máy dài làm cho ắc quy bị nóng dẫn đến nước bốc hơi nhanh hơn. Nếu Quý khách thường xuyên đi xe trong khoảng cách ngắn thì cần mang ắc quy đi sạc bổ sung.

4. Tuổi thọ trung bình của ắc quy ô tô là bao lâu

 Ắc quy ô tô tiêu chuẩn có tuổi thọ khoảng 3–5 năm. Pin xe điện có tuổi thọ khoảng 12–15

5. Làm thế nào để bảo dưỡng ắc quy ô tô đúng cách?

Bạn có thể bảo dưỡng ắc quy ô tô theo những cách sau đây:

  • Làm mát ắc quy.
  • Tránh để ắc quy quá lạnh.
  • Theo dõi thường xuyên mức điện áp của bình ắc quy.
  • Làm sạch ắc quy đơn giản với muối baking soda.
  • Sử dụng mỡ bò để ắc quy tránh bị ăn mòn.
  • Dùng thuốc Aspirin để "chữa cháy"
  • Kiểm tra tình trạng các dây điện nối ắc quy.
  • Châm thêm nước đúng cách.

II. Dầu (nhớt) ô tô

1. Dầu phanh bẩn xe có ảnh hưởng gì không?

Dầu phanh bẩn là dấu hiệu của các bộ phận hệ thống phanh đã xuống cấp: piston han rỉ hoặc cao su lão hóa, v.v.

2. Xe của tôi rất ít khi sử dụng, tại sao cần thay dầu (nhớt) động cơ định kỳ?

Dragon Auto khuyến cáo Khách hàng nên thay dầu động cơ định kỳ mỗi 6 tháng vì các lý do sau

  • Độ nhớt của dầu động cơ sẽ giảm theo thời gian sử dụng
  • Để động cơ luôn hoạt động với công suất tối ưu
  • Đảm bảo tiết kiệm nhiên liệu
  • Đảm bảo tuổi thọ của động cơ đạt mức tối đa
  • Làm thế nào để kiểm tra mức dầu (nhớt) ô tô

Dưới đây là cách kiểm tra dầu nhớt trên xe ô tô:

Lau sạch que thăm dầu bằng miếng vải hoặc khăn giấy. Đưa que thăm dầu vào ống đo dầu và rút ra sau đó để xác định mức dầu. Nếu mực dầu nằm giữa hai vạch trên que thăm dầu, điều này cho thấy mức dầu là ổn định và đủ cho động cơ.

III. Điều hòa ô tô

1. Nguyên nhân vì sao lọc gió điều hòa còn sạch nhưng máy lạnh không mát hoặc rất yếu?

Vì lọc gió điều hòa chỉ có tác dụng lọc bụi bẩn cho không khí đưa vào xe.

Có nhiều nguyên nhân khác làm cho điều hòa không mát (thiếu ga, máy nén hoạt động kém, giàn lạnh bị bẩn…) Tùy từng trường hợp xe, Quý khách nên liên hệ trực tiếp đến Đại lý ô tô gần nhất để kiểm tra và được tư vấn cụ thể về nguyên nhân cũng như biện pháp xử lý.

2. Định kỳ bao lâu nên vệ sinh giàn nóng, giàn lạnh điều hòa một lần?

Không quy định thời gian vệ sinh định kỳ cho giàn nóng, giàn lạnh điều hòa. Khi thấy có hiện tượng điều hòa không mát hoặc có mùi khó chịu, Quý khách nên mang xe đến Đại lý để thực hiện vệ sinh cho điều hòa.

IV. Động cơ ô tô

1. Dấu hiệu động cơ bị quá nhiệt là như thế nào?

Một số dấu hiệu nhận biết động cơ bị quá nhiệt như sau:

- Có đèn cảnh báo nhiệt độ nước làm mát lên cao

- Xe bốc khói, nước nóng bắn ra từ khoang động cơ

2. Các dấu hiệu nhận biết bugi ô tô bị hỏng là gì?

Ngoài màu sắc thì khi bugi ô tô bị hỏng sẽ biểu hiện những dấu hiệu sau đây:

  • Xe ô tô bị hao xăng.
  • Xe đề khó nổ hoặc không nổ
  • Động cơ yếu.
  • Xe báo đèn Check Engine.
  • Bugi có màu đen.
  • Bugi có màu trắng
  • Khoảng cách khe hở bugi lớn
  • Các cực âm bugi bị mòn, các góc bo tròn bị mòn.

3. Khi nào cần thay bugi ô tô?

Theo khuyến cáo thì cần phải thay mới bugi sau khoảng 40.000 – 100.000 km để đảm bảo cho hệ thống điện luôn được hoạt động ổn định.

4. Chức năng của Bugi là gì?

Bugi là bộ phận của hệ thống đánh lửa, giữ vai trò đốt cháy nhiên liệu và sản sinh công suất vận hành cho xe.

V. Lọc gió ô tô

1. Lọc gió động cơ bị bẩn có ảnh hưởng gì đến hoạt động của xe không?

Lọc gió động cơ bẩn có thể là nguyên nhân dẫn đến:

- Giảm công suất của động cơ

- Tăng mức tiêu hao nhiên liệu

- Giảm sự ổn định của tốc độ không tải

- Tăng khí thải ra môi trường

Lưu ý: Lọc gió bẩn cần phải được thay thế ngay cả khi chưa đến thời gian bảo dưỡng định kỳ. Nếu không, bụi sẽ lọt vào động cơ làm xước các chi tiết cũng như giảm chất lượng dầu bôi trơn, giảm tuổi thọ của động cơ. Trong trường hợp tắc nghiêm trọng có thể dẫn đến biến dạng màng lọc gió.

2. Lọc gió ướt có khả năng giữ lại bụi bẩn tốt hơn lọc gió khô nhưng tại sao lại thay thế ở 30.000km, trong khi đó lọc gió khô thì thay thế ở 20.000km?

Lọc gió ướt có lớp dầu mỏng sẽ giữ lại bụi, vì vậy lỗ lọc sẽ lâu bị tắc hơn, dẫn đến việc thời gian cần phải thay thế cũng sẽ lâu hơn.

3. Lọc gió động cơ và lọc gió điều hòa mỗi 30000km và 20000km đều phải thay thế 1 lần theo khuyến cáo của Honda. Nhưng nếu như các chi tiết này vẫn còn tốt, còn sạch thì có nên tiếp tục sử dụng không?

Theo tiêu chuẩn thì cần phải thay lọc gió động cơ và lọc gió điều hòa theo số km khuyến cáo của Nhà sản xuất. Vì do điều kiện môi trường, tác dụng lọc bụi bẩn bị giảm đi, dẫn đến hiệu suất giảm. Trường hợp Quý khách nhận định các chi tiết này vẫn còn tốt, còn sạch, Quý khách vui lòng liên hệ đến Đại lý gần nhất để Kĩ thuật viên kiểm tra, đánh giá và tư vấn chi tiết.

VI. Lốp/vỏ ô tô

1. Tại sao phải đảo lốp, đảo lốp có ảnh hưởng gì đến xe không?

Trong quá trình sử dụng xe, bề mặt đường làm cho lốp mòn không đều (lốp mòn không đều là 1 trong những nguyên nhân có thể gây hiện tượng lệch lái). Vì vậy cần phải đảo lốp để đảm bảo lốp mòn đều, nâng cao tuổi thọ của lốp. Đảo lốp không gây ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động và vận hành của xe.

2. Khi nào cần thay lốp ô tô?

Dragon Auto khuyên bạn nên thay NGAY lốp xe nếu:

  • Gai lốp bị mòn quá mức giới hạn mòn gai lốp được khuyến cáo.
  • Hông lốp bị hư hại.
  • Xuất hiện bất kỳ lỗ thủng nào trên bề mặt gai lốp có đường kính lớn hơn 6 mm.
  • Tanh lốp bị hư hỏng hoặc bị biến dạng (tanh lốp là phần mép lốp tiếp giáp với mâm xe).

3. Các dấu hiệu nhận biết lốp ô tô bị hỏng là gì?

những dấu hiệu nhận biết lốp ô tô bị hỏng:

  • Rạn, nứt.
  • Lốp quá mòn.
  • Lốp mòn không đều.
  • Nứt và phồng thành lốp ôtô
  • Bề mặt lốp xe nhiều lỗ đinh.
  • Kiểm tra áp suất lốp mỗi ngày.
  • Trạng thái lốp luôn phải được cân bằng
  • Kiểm tra van lốp.

VII. Nước làm mát ô tô

1. Nước làm mát động cơ cho xe ô tô là gì?

Nước làm mát cho xe ô tô là hỗn hợp của chất chống đông và nước. Quý khách không được bổ sung chất chống đông và nước làm mát chưa qua pha chế.

Việc đổ nước làm mát đúng tiêu chuẩn giúp hệ thống làm mát hoạt động tốt và đúng chức năng.

2. Khi nào cần phải thay dung dịch nước làm mát cho xe? Vì sao?

Dung dịch nước làm mát có chứa chất chống ăn mòn và chất chống đông. Nếu độ đậm đặc của chúng giảm, động cơ sẽ bị ăn mòn và dung dịch làm mát có thể bị đông cứng. Do vậy, Dragon Auto khuyến cáo khách hàng nên thường xuyên kiểm tra mức dung dịch làm mát và thay thế lần đầu vào 200.000km hoặc 10 năm, sau đó cứ mỗi 100.000km hoặc 5 năm thay 1 lần.

3. Tại sao nước làm mát phải thay 200.000 Km hoặc 10 năm 1 lần? Có thể châm thêm bằng nước lọc, nước suối,.. hay không?

Nước làm mát là hỗn hợp giữa 50% khối lượng nước và 50% khối lượng ethylene glycol nguyên chất có đặc tính chống đông và chống gỉ. Đặc tính này sẽ giảm dần theo thời gian, cặn nước và gỉ sẽ hình thành bên trong đường ống nước làm mát, làm cản trở dòng chảy trong các ống dẫn, do vậy giảm công suất làm mát của hệ thống.

Vì thế, phải thay định kỳ nước làm mát động cơ, xả cặn nước và những chất tích tụ khác ra khỏi hệ thống làm mát khi thay nước làm mát.

Không được châm thêm bằng nước lọc, nước suối.

Trong trường hợp không còn sự lựa chọn nào khác, Quý khách có thể châm thêm bằng nước lọc sau đó phải đi xe đến Đại lý để Kỹ thuật viên thay thế bằng nước làm mát chính hãng.

4. Khi đèn cảnh báo nước làm mát nổi sáng thì phải làm gì?

Trường hợp đèn cảnh báo nước làm mát nổi sáng mà Quý khách đang chạy xe trên đường thì Quý khách nên dừng xe ngay lập tức và tắt các thiết bị điện.

IX. Lọc dầu ô tô

1. Chức năng của lọc dầu động cơ là gì?

Lọc dầu có tác dụng lọc sạch các chất bụi bẩn, cặn thừa từ dầu hoặc nhớt, nhằm giữ được độ trong cho dầu (nhớt) của xe ô tô.

2. Các dấu hiệu nhận biết lọc dầu ô tô bị hỏng là gì?

5 dấu hiệu cho thấy lọc dầu diesel ô tô của các bác bị nghẹt

  • Khi nổ máy xe ô tô sẽ cho biết dấu hiệu lọc dầu diesel bị nghẹt.
  • Đầu máy có âm thanh lạ là dấu hiệu lọc dầu diesel bị nghẹt.
  • Dấu hiệu lọc dầu diesel bị nghẹt là động cơ nổ ngoài hoặc bỏ máy.
  • Xe tốn nhiên liệu bất thường là dấu hiệu lọc dầu diesel bị nghẹt.
  • Dựa vào đèn cảnh báo lỗi bộ lọc nhiên liệu là dấu hiệu rất chuẩn

3. Khi nào cần thay lọc dầu ô tô?

Cứ sau mỗi 10.000 km vận hành hoặc sau 2 lần thay dầu động cơ ô tô tức là sau mỗi 5.000km thì tiến hành thay lọc dầu 1 lần

4. Tại sao việc thay lọc dầu định kỳ lại quan trọng đối với động cơ ô tô?

Việc thay lọc nhớt định kỳ giúp loại bỏ chất ô nhiễm và duy trì khả năng bôi trơn của dầu nhớt, giữ cho các bộ phận hoạt động một cách êm ái và hiệu quả

X. Má phanh ô tô

1. Chức năng của má phanh ô tô là gì?

Má phanh có tác dụng tạo ma sát với đĩa phanh gắn với trục bánh xe để giảm tốc hoặc dừng lại.

2. Khi nào cần thay má phanh ô tô?

Theo các nhà sản xuất ô tô khuyến cáo, chủ xe nên kiểm tra và thay má phanh định kỳ sau mỗi 50.000 – 80.000 km hoặc sau 2 năm sử dụng.

3. Các dấu hiệu nhận biết má phanh ô tô bị mòn là gì?

Khi má phanh bị mòn, nếu để ý, quý khách sẽ phát hiện những tiếng kêu kin kít, ken két khi đạp chân phanh giảm tốc độ hoặc khi đỗ xe.

XI. Kích thước xe ô tô hiện nay là bao nhiêu?

1. Kích thước xe 16 chỗ

Kích thước dòng xe 16 Toyota Hiace

Kích thước tổng thể Dài x Rộng x Cao: 5380 x 1880 x 2285 (mm)

Chiều dài cơ sở: 3110 (mm)

Khoảng sáng gầm xe: 180 (mm) cho động cơ dầu và 185 (mm) với động cơ xăng.

2. Kích thước ô tô 7 chỗ

Xe hạng A: từ 4600 x 1700 x 1750 đến 4700 x 1750 x 11750 (mm)

Xe hạng B: từ 4700 x 1760 x 1750 đến 4850 x 1750 x 1850 (mm)

Xe hạng C: từ 4850 x 1800 x 1550 đến 4900 x 1800 x 1850 (mm)

Xe hạng D: từ 4900 x 1850 x 1850 tới 4950 x 1900 x 1900 (mm)

3. Kích thước ô tô 4 chỗ

Phân khúc xe Hatchback:

Xe hạng A: Từ 3300 x 1450 x 1400 đến 3700 x 1500 x 1450

Xe hạng B: Từ 3700 x 1550 x 1450 đến 3900 x 1550 x 1600

Xe hạng C: Từ 3900 x 1700 x 1550 đến 4100 x 1700 x 1600

Xe hạng D: Từ 3100 x 1700 x 1600 đến 4300 x 1750 x 1700

Phân khúc xe Sedan:

Xe hạng A: Từ 3900 x 1650 x 1550 đến 4100 x 1670 x 1550

Xe hạng B: Từ 4100 x 1650 x 1550 đến 4300 x 1700 x 1660

Xe hạng C: Từ 4300 x 1750 x 1550 đến 4550 x 1700 x 1650

Xe hạng D: Từ 4600 x 1700 x 1650 đến 5000 x 1700 x 1900

4. Kích thước ô tô 5 chỗ

Kích thước xe hatchback 4-5 chỗ:

Xe hạng A: Từ 3300 x 1450 x 1400 tới 3700 x 1500 x 1450

Xe hạng B: Từ 3700 x 1550 x 1450 tới 3900 x 1550 x 1600

Xe hạng C: Từ 3900 x 1700 x 1550 tới 4100 x 1700 x 1600

Xe hạng D: Từ 4100 x 1700 x 1600 tới 4300 x 1750 x 1700

Kích thước xe sedan 5 chỗ:

Xe hạng A: Từ 3900 x 1650 x 1550 tới 4100 x 1670 x 1550

Xe hạng B: Từ 4100 x 1650 x 1550 tới 4300 x 1700 x 1660

Xe hạng C: Từ 4300 x 1750 x 1550 tới 4550 x 1700 x 1650

Xe hạng D: Từ 4600 x 1700 x 1650 tới 5000 x 1700 x 1900

Thông báo