Trong điều kiện thời tiết nóng ẩm ở Việt Nam, hệ thống điều hòa ô tô là vô cùng cần thiết. Theo thống kê, hơn 90% xe hiện nay được bán ra ở Việt Nam được trang bị hệ thống điều hòa. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người vẫn chưa hiểu rõ về hệ thống điều hòa trên ô tô cũng như cách vệ sinh định kỳ sao cho điều hòa ô tô luôn mới, tạo sự thoải mái cho người bên trong xe. Trong bài viết dưới đây, Dragon Auto sẽ đưa đến cho các bạn những thông tin chi tiết về hệ thống điều hòa trên xe ô tô.
Các bộ phận chính của hệ thống điều hòa
Hệ thống điều hòa hoạt động dựa trên nguyên tắc trao đổi nhiệt, giúp làm mát không khí bên trong xe và loại bỏ bụi bẩn, mang lại bầu không khí trong lành và mát mẻ. Nhờ vậy, người lái xe và hành khách có thể cảm thấy thoải mái, hạn chế tình trạng say xe, đặc biệt là trong những hành trình dài.
Dưới đây là thông tin chi tiết về các bộ phận của điều hòa xe ô tô.
Lọc gió điều hòa ô tô
Lọc gió điều hòa thường được làm bằng chất liệu giấy hoặc than hoạt tính, có cấu trúc dạng màng với nhiều nếp gấp. Lọc gió được đặt trong 1 hộp nhựa, nằm ở vị trí hốc gió bên trong xe, thường là phía sau taplo.
Lọc gió điều hòa có chức năng quan trọng trong hệ thống điều hòa ô tô. Chức năng quan trọng nhất là lọc sạch bụi bẩn, phấn hoa, vi khuẩn, nấm mốc trong không khí. Thứ hai, ngăn chặn các chất gây dị ứng, bảo vệ sức khỏe người sử dụng. Thứ ba, giúp hệ thống điều hòa hoạt động hiệu quả hơn, tiết kiệm nhiên liệu. Cuối cùng, giúp tăng tuổi thọ các bộ phận khác trong hệ thống điều hòa.
Khuyến cáo
Nên thay lọc gió điều hòa định kỳ sau mỗi 5000-10,000 Km hoặc 6 tháng/1 lần.
Nên sử dụng lọc gió chính hãng để đảm bảo chất lượng của hệ thống điều hòa.
Vệ sinh khoang cabin thường xuyên để giảm thiểu bụi bẩn, giúp lọc gió hoạt động hiệu quả hơn.
Lốc điều hòa ô tô
Lốc điều hòa được mệnh danh là “trái tim” của hệ thống làm mát. Lốc điều hòa, hay còn được gọi là máy nén điều hòa, đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hệ thống điều hòa xe ô tô. Nó có nhiệu vụ làm nén gas lạnh, tạo áp suất để gas di chuyển trong hệ thống và thực hiện quá trình trao đổi nhiệt, từ đó tạo không khí mát bên trong xe.
Cấu tạo cảu lốc điều hòa
Lốc điều hòa gồm các bộ phận chính như:
Dây curoa: Truyền động từ động cơ đến lốc điều hòa.
Puly: Kết nối dây curoa để truyền động.
Bánh răng: Nơi chưa gas lạnh.
Van điều tiết: Điều chỉnh lượng gas đi vào dàn lạnh.
Nguyên lý hoạt động của lốc điều hòa
Bước 1: Nén gas
Dây curoa truyền động từ động cơ đến lốc điều hòa
Puly quanh bánh răng nén gas lạnh.
Gas lạnh được nén và chuyển sang dạng lỏng, có áp suất cao.
Bước 2: Giải nhiệt và ngưng tụ: Gas dạng lỏng di chuyển đến dàn nóng để giải nhiệt và ngưng tụ thành dạng lỏng.
Bước 3: Điều tiết và bay hơi
Gas lòng sau khi ngưng tụ tiếp tục di chuyển đến van điều tiết.
Van điều tiết sẽ điều chỉnh lượng gas lỏng đi vào dàn lạnh.
Tại dàn lạnh, gas lỏng bay hơn, hấp thụ nhiệt từ không khí trong xe và làm mát không khí.
Bước 4: Quay trở lại lốc điều hòa: Sau khi hấp thụ nhiệt, gas lạnh sẽ trở thành dạng khí và quay trở lại lốc điều hòa để tiếp tục chu trình.
Dàn lạnh điều hòa ô tô
Dàn lạnh ô tô hay còn được gọi là dàn bay hơi, đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hệ thống điều hòa của xe. Nó có nhiệm vụ trao đổi nhiệt, làm mát không khí và cung cấp bầu không khí mới mẻ cho khoang cabin.
Cấu tạo của dàn lạnh điều hòa ô tô
Dàn lạnh ô tô có những bộ phận chính sau:
Ống dẫn gas: Dẫn gas lạnh từ dàn nóng đến dàn lạnh.
Lá nhôm: Tăng diện tích trao đổi nhiệt.
Quạt gió: Giúp lưu thông khí trong cabin.
Cảm biến nhiệt độ: Giúp điều hòa chỉnh nhiệt độ trong khoang cabin.
Nguyên lý hoạt động dàn lạnh ô tô
Gas lạnh sau khi được nén và ngưng tụ tại dàn nóng sẽ di chuyển đến dàn lạnh.
Tại dàn lạnh, gas sẽ bay hơi và hấp thụ nhiệt từ không khí trong khoang cabin.
Quạt gió sẽ giúp lưu thông không khí trong khoang cabin, giúp không khí được mát nhanh chóng.
Cảm biến nhiệt độ sẽ theo dõi nhiệt độ trong khoang cabin và điều chỉnh lượng gas lạnh đi vào dàn lạnh để đảm bảo nhiệt độ được duy trò ở mức cài đặt.
Các loại dàn lạnh
Dàn lạnh dạng dàn ống: Loại phổ biến nhất, có cấu tạo đơn giản, giá thành rẻ nhưng hiệu quả làm mát không cao.
Dàn lạnh dạng dàn phẳng: Có cấu tạo phức tạp hơn, giá thành cao hơn nhưng hiệu quả làm mát cao và tiết kiệm nhiên liệu hơn.
Dàn nóng điều hòa ô tô
Dàn nóng điều hòa ô tô hay còn gọi là dàn ngưng tụ, có nhiệm vụ giải phóng nhiệt từ gas lạnh, giúp gas lạnh ngưng tụ thành dạng lỏng để tiếp tục làm chu trình làm mát.
Cấu tạo của dàn nóng điều hòa ô tô
Dàn nóng điều hòa ô tô gồm các bộ phận sau:
Ống dẫn gas: Dẫn gas lạnh từ dàn lạnh đến dàn nóng.
Lá nhôm: Tăng diện tích trao đổi chất.
Quạt gió: Giúp lưu thông không khí xung quanh dàn nóng.
Cảm biến áp suất: Giúp điều chỉnh lượng gas lạnh đi vào dàn nóng.
Nguyên lý hoạt động dàn nóng điều hòa ô tô
Gas lạnh sau khi bay hơi và hấp thục nhiệt từ không khí trong khoang cabin sẽ di chuyển đến dàn nóng.
Tại dàn nóng, gas lạnh sẽ giải phóng nhiệt cho môi trường xung quanh.
Quạt gió sẽ giúp lưu thông không khí xung quanh dàn nóng, giúp tăng tốc độ giải nhiệt.
Cảm biến áp suất sẽ theo dõi áp suất gas lạnh và điều chỉnh lượng gas lạnh đi vào dàn nóng để đảm bảo hệ thống hoạt động hiệu quả.
Phin lọc gas điều hòa ô tô
Phin lọc gas điều hòa ô tô hay còn gọi là bộ lọc sấy, đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hệ thống điều hòa hoạt động hiệu quả và bền bỉ. Nó có nhiệm vụ loại bỏ bụi bẩn, cặn bẩn và độ ẩm trong gas lạnh, giúp bảo vệ các bộ phận khác trong hệ thống điều hòa.
Cấu tạo của phin lọc gas điều hòa ô tô
Phin lọc gas thường được làm bằng kim loại hoặc nhựa, có cấu tạo dạng hình trụ hoặc hình hộp. Bên trong phin lọc gas có chứa các vật liệu lọc như:
Lưới lọc: Loại bỏ bụi bẩn, cặn bẩn có kích thước lớn.
Chất hút ẩm: Loại bỏ độ ẩm trong gas lạnh.
Dầu bôi trơn: Giúp bôi trơn các bộ phận chuyển động trong hệ thống điều hòa.
Nguyên lý hoạt động
Gas lạnh sau khi được nén bởi lốc điều hòa sẽ di chuyển đến phin lọc gas.
Tại phin lọc gas, các tạp chất như bụi bẩn, cặn bẩn và độ ẩm sẽ được loại bỏ.
Gas lạnh sau khi được lọc sẽ di chuyển đến dàn nóng để tiếp tục chu trình làm mát.
Dấu hiệu hệ thống điều hòa ô tô gặp vấn đề
Điều hòa ô tô là một bộ phận quan trọng giúp mang lại sự thoải mái cho người trong khoang cabin, đặc biệt là trong các ngày hè nóng bức. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng, điều hòa có thể gặp một số vấn đề ảnh hưởng đến hiệu quả làm mát cho hệ thống điều hòa. Dưới đây là một số dấu hiệu hệ thống điều hòa ô tô đang gặp vấn đề.
Hệ thống điều hòa không mát hoặc mát yếu: Đây là dấu hiệu phổ biến nhất cho thất điều hòa ô tô gặp vấn đề. Có thể do nhiều nguyên nhân như thiếu gas lạnh, dàn lạnh bị bẩn, quạt gió dàn lạnh hoạt động yếu, van tiết hưu bị hỏng, lốc điều hòa bị hư hỏng,…
Tiếng ồn phát ra từ hệ thống điều hòa: Khi bật điều hòa, nếu bạn nghe thấy tiếng ồn bất thường như tiến kêu lạch cạch, tiếng rít, tiếng ù ù,… thì có thể hệ thống điều hòa của bạn đang gặp vấn đề. Tiếng ồn có thể do các nguyên nhân như quạt gió dàn lạnh bị kẹt, lốc điều hòa bị mòn, dàn nóng bị bẩn,… Mùi hôi khó chịu trong khoang cabin: Nếu bạn ngửi thấy mùi hôi khó chịu trong khoang cabin khi bật điều hòa, có thể do bụi bẩn tích tụ trong dàn lạnh, nấm mốc phát triển, hoặc do hệ thống thoát nước của dàn lạnh bị tắc nghẽn.
Nước rò rỉ từ dàn lạnh: Khi dàn lạnh bị tắc nghẽn hoặc hư hỏng, nước có thể rò rỉ từ dàn lạnh xuống sàn xe, đây là dấu hiệu cho thấy bạn cần mang xe đi kiểm tra lại hệ thống điều hòa.
Hệ thống điều hòa hoạt động không ổn định: Nếu hệ thống điều hòa hoạt động không ổn định, nhiệt độ không cố định thì có thể do các vấn đề về điện, cảm biến nhiệt độ hoặc bộ điều khiển.
Hướng dẫn sử dụng và bảo dưỡng hệ thống điều hòa ô tô
Điều hòa ô tô là một thiết bị không thể thiếu trên xe ô tô hiện nay. Sử dụng và bảo dưỡng điều hòa đúng cách sẽ giúp tiết kiệm nhiên liệu, bảo vệ hệ thống điều hòa, giúp hệ thống điều hòa hoạt động hiệu quả và tăng tuổi thọ của xe. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về cách sử dụng và bảo dưỡng hệ thống điều hòa ô tô.
Hướng dẫn sử dụng điều hòa tiết kiệm nhiên liệu
Chọn các chế độ phù hợp sẽ giúp bạn tiết kiệm nhiên liệu, tăng tuổi thọ của điều hòa và ô tô.
Chế độ lấy gió trong: Giúp tiết kiệm nhiên liệu nhưng không khí trong xe có thể bị bí.
Chế độ lấy gió ngoài: Giúp không khí trong xe được trong lành nhưng có thể làm tăng tiếng ồn.
Lấy gió trong và ngoài: Kết hợp cả hai ưu điểm của hai chế độ trên.
Chỉnh nhiệt độ: Nên chỉnh nhiệt độ phù hợp, tốt nhất là từ 24 đến 26 độ C.
Chỉnh tốc độ quạt gió: Chọn tốc độ quạt gió phù hợp với nhu cầu.
Sửa dụng chế độ quạt gió thấp: Tiết kiệm nhiên liệu và tránh làm cho da bị khô.
Tắt chế độ recirculation: Việc này giúp cho không khí trong xe được lưu thông với không khí bên ngoài, xe sẽ thoáng hơn.
Mở cửa sổ một chút khi khởi động xe: Việc này giúp cho luồng khí nóng trong xe được thoát ra ngoài, giúp cho hệ thống điều hòa hoạt động hiệu quả hơn.
Bảo dưỡng hệ thống điều hòa
Bảo dưỡng hệ thống điều hòa ô tô định kỳ là việc làm cần thiết để đảm bảo hoạt động hiệu quả, tiết kiệm nhiên liệu cho xe. Dưới đây sẽ là các bước bảo dưỡng hệ thống điều hòa.
Kiểm tra gas lạnh
Nên kiểm tra gas lạnh định kỳ sau mỗi 6 tháng đến 1 năm.
Việc kiểm tra gas lạnh giúp đảm bảo hệ thống điều hòa có đủ gas để hoạt động.
Vệ sinh dàn nóng và lạnh sau mỗi 20.000 - 30.000 km. Việc vệ sinh dàn nóng và dàn lạnh giúp loại bỏ bụi bẩn, nấm mốc và tạp chất khác giúp hệ thống điều hòa hoạt động tốt hơn.
Thay thế lọc gió điều hòa
Nên thay lọc gió điều hòa sau mỗi 10.000 - 15.000 km.
Lọc gió điều hòa có tác dụng lọc bụi bẩn trong không khí, giúp bảo vệ hệ thống và sức khỏe người dùng.
Kiểm tra các bộ phận khác
Ngoài ra, bạn nên kiểm tra các bộ phận khác như lốc điều hòa, van tiết lưu, quạt gió,…
Việc kiểm tra các bộ phận này giúp phát hiện sớm các hư hỏng tiềm ẩn, giúp sửa chữa kịp thời và tránh gây hư hỏng nặng cho hệ thống điều hòa.
Lưu ý
Bạn nên mua hoặc đến các garage ưu tín để mua hoặc bảo dưỡng hệ thống điều hòa.
Sử dụng các loại gas và phụ tùng chính hãng.
Địa chỉ mua điều hòa ô tô
Với 10 năm kinh nghiệm phân phối và cung cấp các sản phẩm, phụ tùng điều hòa ô tô của nhiều hãng, Dragon Auto luôn nỗ lực mang đến cho khách hàng những sản phẩm chất lượng đảm bảo nhất, chất lượng dịch vụ tốt nhất. Hiện nay, Dragon Auto có hệ thống đại lý chính hãng tại Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh, bạn có thể tra cứu để tìm đại lý Dragon Auto gần nhất hoặc gọi điện đặt lịch trên website của Dragon Auto. Để biết thêm chi tiết, bạn có thể liên hệ với Dragon Auto qua thông tin liên hệ: