Cọc bình ắc quy bị oxi hóa: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách xử lý

Đỗ Sang SEO Tác giả Đỗ Sang SEO 19/07/2024 20 phút đọc

Cọc bình ắc quy là bộ phận quan trọng trong hệ thống điện của xe. Tuy nhiên, cọc bình ắc quy thường dễ bị oxi hóa sau khoảng thời gian dài sử dụng, đặc biệt là ảnh hưởng bởi khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm như Việt Nam. Cọc bình ắc quy bị oxy hóa dẫn đến nhiều vấn đề như khó khởi động xe, giảm tuổi thọ ắc quy,... Bài viết này, Drago Auto sẽ hướng dẫn bạn cách vệ sinh cọc bình ắc quy bị oxi hóa một cách hiệu quả và an toàn.

Dấu hiệu nhận biết cọc bình ắc quy bị oxy hóa

Khi cọc bình ắc quy bị oxi hóa sẽ có một số dấu hiệu như: Cọc bình có lớp gỉ sét màu trắng xanh hoặc hiệu suất hoạt động của ắc quy kém hơn bình thường.

Quan sát trực tiếp bằng mắt 

  • Khi quan sát bằng mắt thường, nếu thấy các cọc ắc quy ô tô xuất hiện chất rắn màu trắng hoặc xanh lá cây hay  xanh dương giống như lớp phấn động. Lớp gỉ sét này có thể xuất hiện trên bề mặt cọc, kẹp nối cap hoặc xung quanh khu cực cọc ắc quy.
  • Các cọc ắc quy có thể bị phồng rộp hoặc nứt vỡ do tác động của hóa chất.
  • Đầu cáp điện nối với cọc ắc quy bị dính gỉ sét, dẫn đến tình trạng nguồn điện chập chờn hoặc hoạt động không ổn định.
Quan sát trực tiếp
Quan sát trực tiếp

Đọc thêm: Bình ắc quy bị phồng: Nguyên nhân và cách khắc phục

Ảnh hưởng đến hệ thống điện

  • Khi các cực ắc quy bị oxy hóa, tia lửa điện sẽ phát ra từ các cọc ắc quy vì lớp gỉ sét dẫn điện kém khiến các điểm tiếp xúc không tốt.
  • Ắc quy có thể bị chai, giảm tuổi thọ cho bình.
  • Xe khởi động khó khăn hơn hoặc không khởi động được, các thiết bị điện hoạt động kém ổn định do cọc ắc quy bị oxy hóa ảnh hưởng đến việc truyền tải điện năng.
  • Điện áp giảm đột ngột và không thể phát điện để tải được một số thiết bị cần cường độ dòng điện lớn.
Ảnh hưởng đến hệ thống điện
Ảnh hưởng đến hệ thống điện

Tìm hiểu thêm: 3 Cách phục hồi ắc quy bị chai cực đơn giản

Nguyên nhân khiến cực bình ắc quy bị oxy hóa

Có 3 nguyên nhân chính khiến cực bình ắc quy bị oxy hóa: Sự thoát khí bình thường của khí hydro, phản ứng giữa các kẹp đầu cực bằng đồng và các bản cực ắc quy, và quá trình sulfat hóa.

Sự thoát khí bình thường của khí hydro

Sự thoát khí bình thường của khí hydro là nguyên nhân phổ biến gây ăn mòn ắc quy. Khi động cơ xe hoạt động, nhiệt độ bên trong ắc quy tăng lên, khiến axit sunfuric phản ứng và tạo ra khí hydro. Khí này thoát ra ngoài qua các lỗ thông hơi trên vỏ ắc quy, một thiết kế quan trọng giúp ngăn ngừa nguy cơ nổ bình. Tuy nhiên, sự thoát khí hydro này cũng mang đến một hệ quả không mong muốn: ăn mòn các cực ắc quy.

Khi tiếp xúc với không khí, hydro phản ứng với chì ở các cực ắc quy, tạo ra một lớp phủ màu trắng xanh, thường được gọi là "oxi hóa" hoặc "ăn mòn". Quá trình này làm giảm hiệu suất của ắc quy, dẫn đến khó khởi động, giảm tuổi thọ và thậm chí là hỏng hóc hoàn toàn.

Sự thoát khí bình thường của khí hydro
Sự thoát khí bình thường của khí hydro

Phản ứng giữa các kẹp đầu cực bằng đồng và các cực ắc quy

Bạn có thắc mắc tại sao cọc ắc quy của xe ô tô lại thường xuất hiện lớp phủ màu xanh sủi bọt? Thủ phạm chính là sự tương tác giữa hai kim loại: đồng và chì.

Cọc ắc quy được làm từ chì, trong khi kẹp kết nối thường được làm từ đồng. Khi hai kim loại này tiếp xúc trực tiếp, đặc biệt trong môi trường ẩm ướt, chúng tạo ra một phản ứng hóa học. Phản ứng này tạo ra các hợp chất đồng, gây ăn mòn cọc ắc quy. Lớp phủ xanh sủi bọt mà bạn thấy chính là kết quả của quá trình ăn mòn này.

Độ ẩm đóng vai trò như chất xúc tác, đẩy nhanh quá trình ăn mòn. Điều này giải thích tại sao hiện tượng này thường xảy ra nghiêm trọng hơn trong điều kiện thời tiết ẩm ướt hoặc khi ắc quy tiếp xúc với nước.

Phản ứng giữa các kẹp đầu cực bằng đồng và các cực ắc quy
Phản ứng giữa các kẹp đầu cực bằng đồng và các cực ắc quy

Quá trình sunfat hóa

Nguyên nhân cuối cùng khiến cọc bình ắc quy bị oxi hóa chính là do quá trình sulfat hóa, tình trạng này thường xảy ra đối với các dòng ắc quy axit. Khi ắc quy bị chai hoặc xả ắc quy quá mức, axit sunfuric trong ắc quy sẽ kết tủa thành các tinh thể chì sunfat, bám trên các cực ắc quy tạo thành lớp sunfat trắng dẫn đến hiện tượng oxi hóa các cực ắc quy.

Quá trình sunfat hóa
Quá trình sunfat hóa

Xem thêm: Khử sunfat bình ắc quy là gì? Quá trình khử sunfat như thế nào?

Cách vệ sinh cực bình ắc quy bị oxy hóa

Để đảm bảo các cực ắc quy không bị oxy hóa, hãy thường xuyên vệ sinh và vệ sinh đúng cách. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết các bước vệ sinh cực ắc quy bị oxy hóa.

Chuẩn bị dụng cụ và dung dịch vệ sinh

  • Đồ bảo hộ tránh rủi ro không đáng có trong quá trình thực hiện.
  • Khăn lau.
  • Bàn chải kim loại.
  • Dung dịch vệ sinh từ baking soda và nước cất.
  • Dầu bôi trơn chuyên dụng cho cọc ắc quy.
Chuẩn bị dụng cụ và dung dịch vệ sinh
Chuẩn bị dụng cụ và dung dịch vệ sinh

Các bước vệ sinh cụ thể

  • Bước 1: Tháo rời các đầu cáp dẫn điện từ bình ắc quy, tháo cáp bên cực âm trước và cực dương sau.
  • Bước 2: Vệ sinh sạch sẽ các đầu cáp ắc quy bằng bàn chải chuyên dụng để loại bỏ các bọt màu trắng hoặc xanh.
  • Bước 3: Làm sạch các cực bằng nước hoặc dung dịch làm sạch chuyên dụng, chà mạnh để loại bỏ lớp oxy hóa sau đo lau khô bề mặt bình ắc quy.
  • Bước 4: Bôi chất ức chế sự bào mòn ắc quy lên các cực để ngăn ngừa tình trạng oxy hóa trong tương lai.
Các bước vệ sinh cụ thể
Các bước vệ sinh cụ thể

Lưu ý khi vệ sinh cực bình ắc quy

Trong quá trình vệ sinh cực bình ắc quy hãy tuân thủ những lưu ý sau để đảm bảo an toàn và thực hiện vệ sinh đúng cách:

  • Đảm bảo tắt nguồn điện và tháo các đầu cáp đúng các.
  • Sử dụng găng tay bảo vệ khi vệ sinh để tránh bỏng hoặc hỏng da tay.
  • Kiểm tra định kỳ và vệ sinh lại nếu cần thiết để duy trì hiệu suất bình ắc quy.
Lưu ý khi vệ sinh cực bình ắc quy
Lưu ý khi vệ sinh cực bình ắc quy

Cọc bình ắc quy bị oxi hóa để lâu gây ra hậu quả gì?

Cọc bình ắc quy bị oxi hóa, nếu không được xử lý kịp thời, có thể gây ra hàng loạt vấn đề nghiêm trọng, ảnh hưởng đến hiệu suất và tuổi thọ của ắc quy cũng như các bộ phận khác trên xe.

Khó khởi động hoặc không khởi động được xe

Lớp oxi hóa trên cọc ắc quy làm giảm khả năng dẫn điện, khiến dòng điện không thể truyền tải hiệu quả đến động cơ khởi động. Điều này dẫn đến hiện tượng xe khó khởi động hoặc thậm chí không thể khởi động được.

Giảm tuổi thọ ắc quy

Oxi hóa cản trở quá trình sạc và xả điện của ắc quy, khiến ắc quy phải làm việc nhiều hơn để cung cấp điện năng. Điều này làm giảm tuổi thọ của ắc quy đáng kể.

Hư hỏng hệ thống điện

Oxi hóa có thể lan rộng đến các bộ phận khác trong hệ thống điện, gây ra chập cháy, hư hỏng các thiết bị điện tử như đèn, radio, hệ thống điều hòa...

Tăng nguy cơ cháy nổ

Trong trường hợp nghiêm trọng, oxi hóa có thể gây ra tia lửa điện, đặc biệt khi bạn cố gắng khởi động xe. Tia lửa điện này có thể gây cháy nổ, đặc biệt nguy hiểm nếu xảy ra gần bình nhiên liệu.

Tốn kém chi phí sửa chữa

Nếu không xử lý kịp thời, oxi hóa cọc bình ắc quy có thể dẫn đến việc phải thay thế ắc quy hoặc sửa chữa các bộ phận khác trong hệ thống điện, gây tốn kém chi phí.

Cách phòng ngừa tình trạng cọc bình ắc quy bị oxi hóa

Oxi hóa cọc ắc quy không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu suất và tuổi thọ của ắc quy. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể chủ động ngăn ngừa tình trạng này bằng những biện pháp đơn giản sau:

Giữ ắc quy luôn sạch sẽ

  • Vệ sinh định kỳ: Thường xuyên kiểm tra và vệ sinh cọc ắc quy, loại bỏ bụi bẩn, dầu mỡ và các chất bẩn khác. Bạn có thể sử dụng dung dịch baking soda pha loãng với nước để làm sạch.
  • Kiểm tra rò rỉ axit: Nếu phát hiện ắc quy bị rò rỉ axit, hãy mang đến trung tâm bảo dưỡng để kiểm tra và khắc phục ngay.

Bảo vệ cọc ắc quy

  • Sử dụng mỡ bôi trơn chuyên dụng: Sau khi vệ sinh, bôi một lớp mỡ bôi trơn chuyên dụng lên cọc ắc quy để ngăn chặn sự tiếp xúc trực tiếp giữa cọc và không khí, hạn chế quá trình oxi hóa.
  • Sử dụng miếng đệm chống oxi hóa: Đặt miếng đệm chống oxi hóa lên cọc ắc quy để tạo lớp bảo vệ, ngăn chặn sự hình thành của các tinh thể muối gây ăn mòn.

Đảm bảo ắc quy hoạt động tốt

  • Sạc đầy ắc quy: Luôn đảm bảo ắc quy được sạc đầy, đặc biệt là sau những chuyến đi ngắn hoặc khi xe không sử dụng trong thời gian dài.
    Sử dụng bộ sạc phù hợp: Lựa chọn bộ sạc có chế độ sạc phù hợp với loại ắc quy của bạn.
  • Kiểm tra hệ thống sạc: Đảm bảo hệ thống sạc của xe hoạt động tốt để tránh tình trạng sạc quá mức hoặc sạc không đủ, gây mất cân bằng điện hóa và oxi hóa ắc quy.

Chú ý đến môi trường xung quanh

  • Tránh để ắc quy tiếp xúc với độ ẩm cao: Nếu xe thường xuyên di chuyển trong môi trường ẩm ướt, hãy bảo vệ ắc quy bằng cách bọc kín hoặc để xe trong nhà.
  • Tránh để ắc quy tiếp xúc với muối: Nếu xe thường xuyên di chuyển gần biển, hãy rửa sạch ắc quy và cọc ắc quy bằng nước ngọt sau mỗi chuyến đi.

Lưu ý:

  • Kiểm tra và bảo dưỡng ắc quy định kỳ theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
  • Nếu bạn không tự tin thực hiện các biện pháp trên, hãy mang xe đến trung tâm bảo dưỡng để được hỗ trợ.

Các câu hỏi thường gặp (FAQ)

Dưới đây là giải đáp cho một số câu hỏi thường gặp về ắc quy bị oxy hóa:

Làm sao để biết cực bình ắc quy cần vệ sinh?

Giải đáp: Khi thấy các dấu hiệu như dung dịch màu trắng, xanh lá cây hoặc xanh dương xuất hiện trên cọc bình ắc quy.

Có thể tự vệ sinh cực bình ắc quy tại nhà không?

Giải đáp: Hoàn toàn có thể tự vệ sinh cực bình ắc quy tại nhà, nhưng cần tuân thủ các hướng dẫn cụ thể và sử dụng đúng cách, đúng dụng cụ và dung dịch trong quá trình thực hiện.

Bao lâu nên vệ sinh cực bình ắc quy một lần?

Giải đáp: Nên kiểm tra và vệ sinh định kỳ 6 tháng hoặc khi có các dấu hiệu bất thường từ ắc quy.

Các câu hỏi thường gặp (FAQ)
Các câu hỏi thường gặp (FAQ)

Cọc bình ắc quy bị oxi hóa ảnh hưởng rất nhiều đến các hoạt động của ắc quy và động cơ ô tô. Hãy thường xuyên vệ sinh định kỳ để duy trình hiệu suất và kéo dài tuổi thọ. Bài viết trên đây đã hướng dẫn chi tiết các bước vệ sinh cọc bình ắc quy bị oxy hóa, hãy thực hiện đúng quy định để đảm bảo an toàn và vệ sinh đúng cách. Chúc các bạn thành công!

Đỗ Sang SEO
Tác giả Đỗ Sang SEO Quản trị viên
Bài viết trước Các dấu hiệu nhận biết bình ắc quy sạc đầy

Các dấu hiệu nhận biết bình ắc quy sạc đầy

Bài viết tiếp theo

Tài xế "mất điểm" sẽ phải "học lại bài" với CSGT rồi.

Tài xế "mất điểm" sẽ phải "học lại bài" với CSGT rồi.
Viết bình luận
Thêm bình luận

Bài viết liên quan

Thông báo