Ắc quy bị chạm mạch: Nguyên nhân, hiện tượng và cách khắc phục
Ắc quy bị chạm mạch là một trong những nguyên nhân chính khiến ắc quy và các thiết bị điện trên xe bị ảnh hưởng, gây ra những rủi ro về điện. Vậy nguyên nhân là gì? Cách xử lý ra sao? Tất cả các thắc mắc của bạn sẽ được giải đáp trong bài viết ắc quy chạm mạch dưới đây.
Ắc quy bị chạm mạch là gì?
Ắc quy ô tô bị chạm mạch hay còn được gọi là ngắn mạch hoặc đoản mạch, đây là một sự cố điện xảy ra khi cực dương và cực âm của ắc quy kết nối với dây dẫn có điện trở ở mức thấp. Điều này sẽ gây ra tình trạng đoản mạch.
Khi xảy ra sự cố đoản mạch, đường dây điện có thể cắt qua kết nối mạch và tạo ra nhiệt độ cao, gây nguy hiểm, hỏng hóc, thậm chí là cháy nổ ắc quy. Điều này sẽ làm giảm hiệu suất hoạt động của ắc quy và có thể gây ra những vấn đề về an toàn.
Nguyên nhân khiến ắc quy bị chạm mạch
Ắc quy bị chạm mạch là hiện tượng giữa hai cực âm và dương tiếp xúc trực tiếp với nhau, dẫn đến đoản mạch.
Ắc quy bị chạm mạch có thể đến từ nhiều nguyên nhân như: Lỗi từ nhà sản xuất, sử dụng ắc quy sai cách, ảnh hưởng từ môi trường, bảo dưỡng kém. Dưới đây là thông tin chi tiết về các lỗi này.
Lỗi nhà sản xuất
Trong quá trình sản xuất, một số ắc quy sẽ có lỗi khiến các tấm cực dương và cực âm chạm vào nhau gây ra hiện tượng đoản mạch. Tuy nhiên, lỗi từ nhà sản xuất cũng rất hiếm khi xảy ra.
Sử dụng sai cách
Việc lắp đặt không đúng cách, sử dụng ắc quy không đúng mục đích hoặc vượt quá công suất cũng có thể khiến ắc quy có hiện tượng chạm mạch.
Sử dụng loại ắc quy không phù hợp với công suất của xe dẫn đén tình trạng quá tải, ắc quy nóng lên và cũng có thể gây đoản mạch ắc quy.
Ảnh hưởng từ môi trường
Khi ắc quy tiếp xúc trực tiếp với môi trường khắc nghiệt như ánh sáng mặt trời, nhiệt độ quá cao, môi trường ẩm ướt hoặc có rung động mạnh sẽ khiến hỏng cấu trúc bên trong và dẫn đến hiện tượng đoản mạch ắc quy.
Bảo dưỡng kém
Nếu bảo dưỡng không đúng cách như: sử dụng sai dung dịch vệ sinh, bảo dưỡng sai cách sẽ khiến ắc quy bị sulfat hóa, điện cực bị ăn mòn và khiến hỏng các tấm điện cực và gây đến hiện tượng đoạn mạch.
Dấu hiệu nhận biết ắc quy bị chạm mạch
Một số dấu hiệu phổ biến cho thấy ắc quy bị chạm mạch như: Xe hơi không khởi động được hoặc khởi động yếu, đèn pha mờ hoặc không sáng, ắc quy nóng bất thường, mùi khét hoặc có khói bốc ra từ ắc quy, điện áp không ổn định.
- Xe không khởi động hoặc khởi động yếu: Đây là dấu hiệu đầu tiên cho thấy ắc quy đã bị chạm mạch, khi ắc quy bị chạm mạch sẽ không thể cung cấp đủ năng lượng để khởi động động cơ xe.
- Đèn pha mờ hoặc không sáng: Khi ắc quy bị chạm mạch, sẽ không thể cung cấp điện năng cho các thiết bị điện trên xe, đèn pha sẽ sáng yếu hơn hoặc không sáng, các thiết bị điện trên xe cũng bị ảnh hưởng.
- Ắc quy nóng bất thường: Nhiệt độ của ắc quy tăng lên bất thường cũng là một trong những dấu hiệu cho thấy ắc quy bị chạm mạch.
- Mùi khét hoặc có khói bốc ra từ ắc quy: Khi ắc quy chạm mạch có mùi khét, bạn cần thay thế ắc quy ngay tránh nổ ắc quy.
- Kiểm tra bằng thiết bị đo điện thấy điện áp không ổn định.
Cách khắc phục khi ắc quy bị chạm mạch
Khi ắc quy ô tô bị chạm mạch sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến các hoạt động của xe, dưới đây là hướng dẫn chi tiết các bước khắc phục ắc quy bị chạm mạch.
Ngắt kết nối ắc quy
- Ngắt kết nối ắc quy với hệ thống điện để đảm bảo an toàn.
- Tránh hai cọc ắc quy chạm vào nhau, gây tia lửa điện nguy hiểm trong quá trình phục hồi.
- Sử dụng các dụng cụ thích hợp tháo kẹp nối ắc quy ra khỏi cọc.
Kiểm tra vệ sinh
- Kiểm tra tình trạng của ắc quy, xác định các dấu hiệu hư hỏng như nứt vỡ, phồng rộp hoặc ăn mòn.
- Vệ sinh các cọc ắc quy bằng kẹp nối, dung dịch hòa tan baking soda và nước.
- Lau khô các cọc ắc quy bằng khăn bông khô hoặc ẩm tránh tích điện.
Sử dụng các thiết bị đo điện
- Sử dụng đồng hồ đo điện chuyên dụng cho ắc quy.
- Tiến hành đo điện áp ắc quy, điện áp bình thường sẽ nằm trong khoảng 12,5V đến 13V.
- Kiểm tra chính xác các điểm chạm mạch.
Thay thế ắc quy
Nếu ắc quy hỏng hóc quá nặng bạn cần phải thay ắc quy mới. Nên lựa chọn ắc quy có cùng dung lượng với ắc quy cũ và lắp đặt đúng quy trình để đảm bảo an toàn trong quá trình thay thế.
Biện pháp phòng ngừa ắc quy bị chạm mạch
Ắc quy bị chạm mạch không chỉ ảnh hưởng đến các hoạt động của xe mà còn ảnh hưởng đến an toàn của người trên xe. Để không gặp những rủi ro không đáng có, dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa ắc quy bị chạm mạch.
Bảo dưỡng định kỳ
- Kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ ít nhất 6 tháng 1 lần đảm bảo hoạt động ắc quy bình thường.
- Thường xuyên kiểm tra mức điện dịch, bổ sung nước cất nếu cần.
- Kiểm tra các cọc điện cực, vệ sinh bằng hỗn hợp baking soda và nước.
- Kiểm tra điện áp bằng đồng hồ đo chuyên dụng.
- Nạp ắc quy định kỳ.
Sử dụng đúng cách
- Sử dụng đúng loại ắc quy phù hợp với động cơ xe.
- Tránh để ắc quy cạn hoàn toàn.
- Tắt các thiết bị điện khi không sử dụng.
- Tránh va đập ắc quy.
Lắp đặt đúng cách
- Lắp đặt đúng quy trình theo hướng dẫn từ nhà sản xuất.
- Không lắp gần các nguồn nhiệt lớn.
- Đảm bảo kết nối đúng nguồn điện.
Câu hỏi thường gặp
Một số câu hỏi thường gặp về ắc quy chạm mạch như: Làm sao để phát hiện sớm ắc quy bị chạm mạch? Có cần thay thế ắc quy nếu chỉ chạm mạch nhẹ? Câu hỏi sẽ được giải đáp ngay dưới đây.
Làm sao để phát hiện sớm ắc quy bị chạm mạch?
Giải đáp: Kiểm tra thường xuyên và sử dụng các thiết bị đo điện để phát hiện dấu hiệu hư hỏng sớm nhất.
Có cần thay thế ắc quy nếu chỉ chạm mạch nhẹ?
Giải đáp: Nếu chỉ chạm mạch nhẹ có thể khắc phục bằng cách vệ sinh và kiểm tra kết nối nếu chạm mạch nhẹ.
Bài viết liên quan
Ắc quy bị sụt áp: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả
Ắc quy bị cạn chất điện phân: Nguyên nhân và cách khắc phục
Bài viết trên đây đã đưa đến bạn thông tin về nguyên nhân, dấu hiệu và cách khắc phục khi ắc quy bị chạm mạch. Hãy bảo dưỡng và sử dụng đúng cách để tránh tình trạng ắc quy bị chạm mạch. Chúc các bạn thành công!